Nhắc đến kỹ sư cơ khí người ta thường biết đến là công việc thiết kế ứng dụng cho một số mảng, lĩnh vực mà không nắm chi tiết công việc cụ thể của ngành. Cụ thể công việc của kỹ sư cơ khí bao gồm:

  • Thiết kế, thi công và lắp đặt sản phẩm cơ khí: Trực tiếp tham gia quá trình thiết kế, phân tích bản vẽ sản phẩm, máy móc phục vụ đời sống sản xuất. Thực hiện gia công và giám sát quá trình để hoàn thiện và khắc phục sai sót để hoàn tất sản phẩm như thiết kế.
  • Lắp đặt, vận hành thiết bị máy móc: Kỹ sư cơ khí là người sẽ thực hiện quá trình lắp đặt máy móc thiết bị cho nhà xưởng, công trình. Vận hành, theo dõi và quản lý quá trình vận hành của dây chuyền sản xuất ở nhà máy.
  • Sửa chữa, bảo trì máy móc: Kỹ sư cơ khí sẽ sửa chữa, khắc phục lỗi của máy móc khi phát hiện các hư hỏng. Thực hiện công việc kiểm tra, bảo trì cho máy móc, thiết bị của nhà xưởng và công trình.
  • Đưa ra giải pháp để cải tiến máy móc và thiết bị: Chủ động nghiên cứu và đưa ra các phương án để cải tiến các hoạt động của máy móc, thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
  • Bên cạnh đó, kỹ sư cơ khí sẽ chủ động đưa ra các đề xuất, ý tưởng liên để cải tiến, khắc phục vấn đề của máy móc, công nghệ. Tiến hành làm báo cáo và các công việc khác theo yêu cầu phân công của cấp trên.
kỹ sư cơ khí đang làm việc
Công việc cụ thể của kỹ sư cơ khí là gì?

Yêu cầu cơ bản đối với vị trí kỹ sư cơ khí

Khối lượng công việc kỹ sư cơ khí không hề nhẹ nhàng và cũng không hề đơn giản. Bởi vậy, các doanh nghiệp thường có những tiêu chí khi tuyển dụng để đảm bảo các ứng viên đáp ứng được công việc. Cụ thể kỹ sư cơ khí cần đáp ứng những yêu cầu cơ bản

Về trình độ học vấn

Các kỹ sư có khí cần là cử nhân đại học trở lên của các chuyên ngành về kỹ thuật cơ khí, cơ khí chế tạo máy hoặc một số ngành có liên quan.

Có sự am hiểu về kiến thức cơ khí và khả năng truyền đạt phổ biến thông tin kiến thức cho người khác.

Biết và sử dụng thành thạo các phần mềm hỗ trợ thiết kế kỹ thuật như AutoCAD, tin học văn phòng,..

Tay nghề chuyên môn sẽ được tích lũy, bồi dưỡng qua thời gian thực tế trải nghiệm. Bởi vậy mà đa số trong mẫu thông tin tuyển dụng kỹ sư có khí đều có yêu cầu ứng viên phải có kinh nghiệm từ 1 năm trở lên.

Về kỹ năng

Kiến thức chuyên môn là điều kiện cần nhưng chưa đủ với một kỹ sư cơ khí trong thời buổi hiện nay. Một ứng viên sáng giá đối với vị trí kỹ sư cơ khí thì cần có thêm các kỹ năng như:

  • Kỹ năng giao tiếp, tư duy logic và óc sáng tạo.
  • Kỹ năng nhạy bén với sự thay đổi của công nghệ. Biết quan sát, giải quyết các vấn đề một cách nhanh gọn khi gặp sự cố bất ngờ.
  • Có tính kiên trì, cẩn trọng, tỉ mỉ và chịu được áp lực công việc cao.
kỹ sư cơ khí đang làm việc
Để làm kỹ sư cơ khí cần trau dồi kiến thức và kỹ năng 

Cơ hội nghề nghiệp của ngành cơ khí

Ngành cơ khí đóng vai trò then chốt với sự phát triển của mọi lĩnh vực trong nền kinh tế – xã hội. Theo báo cáo khảo sát của trung tâm dự báo nhu cầu nhân lục và thông tin thị trường lao động vào năm 2023 thì nhu cầu của ngành cơ khí chiếm 25% nhu cầu lao động.

Ngành cơ khí tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, sự phát triển và giải phóng chân tay của mọi người. Với chuyên ngành cơ khí bạn có thể trở thành thợ cơ khí, kỹ thuật viên sửa chữa, kỹ sư cơ khí khi theo học tại các trường dạy nghề, đại học. Dự kiến trong những năm tới ngành cơ khí sẽ phát triển nhanh chóng nhằm thúc đẩy nền kinh tế công nghiệm hóa, tự động hóa.

Tại Việt Nam, mức lương của kỹ sư có khí sẽ dao động từ khoảng 5,5 – 9,5 triệu đồng/tháng. Đối với nhân viên cơ khí mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm có mức lương từ 3-6 triệu. Còn với nhân viên bảo trì cơ khí sẽ có khoản tiền lương từ 5 triệu – 6,6 triệu/ tháng. Mức lương này sẽ tăng dần lên theo số năm kinh nghiệm và thời gian công tác tại đơn vị.